Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và thuốc điều trị dứt điểm

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để điều trị từ sớm, sử dụng các loại thuốc hiệu quả thì tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau nhức xương khớp là gì, nguy hiểm không?

Tình trạng đau nhức xương khớp là thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa… đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi…

Trước kia, chứng đau nhức toàn thân vẫn được mặc định là căn bệnh của người già. Thế nhưng thực tế cho thấy, số người trẻ tuổi mắc phải chứng bệnh này đang gia tăng với tỷ lệ đáng báo động.
Đau nhức xương khớp không những ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp toàn thân

  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết là nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau nhức ê ẩm khắp người, phổ biến nhất ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Vào thời điểm chuyển từ mùa thu sang đông, các triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
  • Đặc thù công việc: Những người bị đau nhức xương khớp thường hay phải làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hay đứng một chỗ trong thời gian dài… như dân văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may là đối tượng có khả năng mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay rất cao.
  • Thói quen sinh hoạt: lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được đến các cơ xương khớp trên cơ thể gây tê bì và đau mỏi.
  • Viêm đa khớp dạng thấp:Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm có thể dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp dạng đối xứng. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cơ cứng khớp, nổi hạt khớp dưới da…
  • Thoái hóa xương khớp: Bất cứ vùng xương khớp nào trên cơ thể cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ cảm nhận được những cơn đau mỏi, tê buốt cổ vai gáy, đỉnh đầu và lan xuống cánh tay, trong khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng lại phải đối mặt với các triệu chứng tương tự ở lưng, hông, đùi và bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Triệu chứng đau nhức xương khớp kèm theo

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược HCM) thì các triệu chứng đau nhức ê ẩm khắp các vùng khớp không có tính chất đơn lẻ mà thường xuất hiện cùng lúc hoặc nối tiếp nhau. Cụ thể:

  • Đau mỏi cấp tính: Cơn đau mỏi toàn thân xuất hiện khi thay đổi thời tiết, bê vác nặng hoặc chơi thể thao quá độ. Sau khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt nhưng lại tiếp tục quay trở lại khi người bệnh vận động mạnh.
  • Đau mỏi xương khớp mãn tính: cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi. Tình trạng đau mỏi thường diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột như kim châm, cảm giác rất khó chịu, bức bối.
  • Cứng khớp: triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi bệnh nhân nghỉ  ngơi, làm việc quá lâu trong một tư thế cố định. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp toàn thân, các khớp xương lúc này cơ cứng lại, khắp cơ thể ê mỏi, khó cử động. Chỉ khi được xoa bóp 15-20 phút, triệu chứng này mới dần thuyên giảm.
  • Tê buốt toàn thân: cảm giác tê bì, buốt nhói như kiến cắn diễn ra thường xuyên với tần suất ngày một tăng dần.
  • Triệu chứng khác: chán ăn, gầy sút, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài, da sạm, mặt kém sắc…

Đau nhức xương khớp nên ăn gì ?

Chuối: Chuối là một trong những thực phẩm tốt cho xương khớp vì chúng chứa nhiều magie và kali là hai nguyên tố vi lượng cần thiết tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe.

Chuối giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

Cá hồi: Acid béo omega-3 có trong cá hồi giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm nhẹ triệu chứng đau, hạn chế tình trạng co cứng khớp. Omega-3 cũng được tìm thấy nhiều trong các loại cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích. Từ cá hồi, chúng ta có thể chế biến những món ăn tốt cho xương khớp.

Trà xanh: Nếu hỏi ăn gì tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp, cải thiện những khó chịu do  quá trình lão hóa  hệ vận động thì trà xanh cũng là một trong những lựa chọn tốt. Trà xanh có đặc tính chống viêm, các hoạt chất trong trà xanh ức chế các hóa chất và enzyme gây hại cho xương khớp.

Đậu nành: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất béo có lợi, giàu protein và chất xơ, là thực phẩm lành mạnh tốt sức khỏe nói chung và người mắc bệnh khớp nói riêng. Các loại protein có trong đậu nành được chứng minh là có tác dụng giảm đau, sưng khớp.

Bơ đậu phộng: Vitamin B3 được tìm thấy trong bơ đậu phộng có thể giúp cải thiện phần nào đó tình trạng viêm, giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp, cứng khớp ở những người mắc bệnh xương khớp.

Tôm hùm: Tôm hùm chứa nhiều vitamin E – là một chất chống oxy hóa của cơ thể, đồng thời có lợi cho việc lưu thông máu, tăng cường khả năng tưới máu đến nuôi dưỡng các khớp. Các món ăn chế biến từ tôm hùm cũng được xem là những thức ăn bổ xương khớp.

Các cách điều trị đau nhức xương khớp

Điều trị bằng Thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Bao gồm nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế COX-2 hay các loại thuốc như Tramadol, Pregabalin (Lyrica)… Khi sử dụng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận, chán ăn, buồn nôn…
  • Thuốc giãn cơ: Chống lại tình trạng đâu nhức xương khớp có liên quan đến hiện tượng co thắt cơ. Thường dùng nhất là các loại thuốc như Myonal, Mydocalm, Coltramyl… Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, buồn ngủ, ảo giác… nếu bệnh nhân lạm dụng.
  • Thuốc corticoid: Trong trường hợp bị đau nhức xương khớp toàn thân nặng kèm theo viêm tại khớp, bệnh nhân có thể cần dùng đến thuốc corticoid. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp bị bệnh nhằm ngăn chặn phản ứng viêm tiếp tục xảy ra.
  • Thuốc điều trị: methotrexate, sulfasalazine… tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giảm sự phụ thuộc vào các loại thuốc giảm đau và kháng viêm.

Chữa đau nhức xương khớp toàn thân bằng Thuốc Nam

  • Dây đau xương: Giã nhỏ 100g dây đau xương rồi trộn với rượu đắp lên vùng bị đau nhức. Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng bài thuốc sắc từ dây đau xương hàng ngày để nhận được kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng tre nướng: Nhồi vào ống tre tươi ít lá lốt, ngải cứu, thêm chút giấm nuôi rồi nướng lên. Dùng phần nước cốt thu được xoa bóp toàn thân sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
  • Mật ong và bột quế: Pha 1 thìa cà phê bột quế và mật ong vào cốc nước ấm rồi uống ngày 1 lần. Bài thuốc giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức xương khớp rất hiệu quả, được nhiều người kiểm chứng.
  • Rượu rễ trinh nữ: Rễ trinh nữ rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, đem ngâm với 1 lít rượu, khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ để kiểm soát chứng đau xương khớp toàn thân.